Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thanh Hóa, có diện tích 224km2, dân số 23 vạn người, có 43 xã, thị trấn, là huyện có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời gắn liền với truyền thống lịch sử văn hoá của dân tộc. Là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Từ xưa đã có các làng nghề truyền thống có tiếng trong vùng và cả nước như: Nghề mộc Đạt Tài xã Hoằng Hà, mây tre đan Đoan vĩ, Thái Hoà xã Hoằng Thịnh, dệt vải, tơ lụa Nghĩa Hưng xã Hoằng Lộc, nghề chế biến hải sản của các làng, xã ven biển… Là huyện có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ của thành phố Thanh Hóa, có 12 km bờ biển, có quốc lộ 10, quốc lộ 1A, đường ven biển và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, có 2 cửa lạch lớn đó là cửa Lạch Trường và Lạch Trào. Có thể nói, Hoằng Hóa có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế toàn diện. Đặc biệt là phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN), dịch vụ thương mại và du lịch; nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản, thâm canh lúa nước và sản xuất các loại rau màu thực phẩm.
* Công nghiệp – TTCN trong những năm ngần đây.
Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU ngày 31/7/2006 về “đẩy mạnh phát triển công nghiệp, ngành nghề TTCN và du lịch thời kỳ 2006 – 2010, định hướng đến năm 2015”; đề án 550/ĐA – UBND của UBND huyện, đã thu hút các nhà đầu tư thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hình thành các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN – TTCN), làng nghề, trên địa bàn huyện, đây là những định hướng lớn, những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển CN – TTCN của huyện những năm qua. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp với trên 20 loại sản phẩm, trong đó, sản phẩm chủ yếu có giá trị sản xuất cao hàng năm như: Bóng các loại, dụng cụ thể thao, sản phẩm may đạt 15 triệu USD/năm và lợn sữa đông lạnh đạt 10 triệu USD/năm cho xuất khẩu; các sản phẩm khác như: gỗ chế biến, vật liệu xây dựng, phân bón, bao bì caton, gạch tuynel, tấm lợp ploximăng, cột điện ly tâm… Đến hết năm 2015, các doanh nghiệp hoạt động tốt, thu hút nhiều lao động như: Công ty Delta doanh thu 300 tỷ đồng thu hút 3.000 lao động, Công ty Hoa Mai 190 tỷ đồng, thu hút 100 lao động tại công ty và khoảng 200 lao động cung ứng nguyên liệu và các công ty, chi nhánh công ty khác như: Công ty Hoa Ngân, Công ty Thành Đạt, Nhà máy phân bón Tiến Nông, Nhà máy gạch tuynel v.v..
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và huyện thăm C.ty Delta
Tiểu thủ công nghiệp duy trì và phát triển tốt, sản phẩm chủ yếu sản xuất từ các nghề và làng nghề truyền thống như: sản phẩm từ nghề mộc (khoảng 160 tỷ đồng/năm), các loại đèn lồng, chao đèn và mây tre đan cho xuất khẩu (gần 100 tỷ đồng/năm), các sản phẩm thủy, hải sản chế biến như nước mắm (2,5 triệu lít/năm), mắm chượp (trên 2000 tấn/năm), cá (2.500 tấn/năm), hải sản khô và mực khô (350 tấn/năm) v.v.. Các doanh nghiệp, HTX tổ chức hoạt động tốt như Công ty Quốc Đại doanh thu năm cao đạt 53 tỷ đồng, gải quyết việc làm cho gần 200 lao động tại công ty và khoảng 1.000 lao động trong khu vực làng nghề; các HTX giải quyết việc làm cho nhiều lao động qua các năm như HTX thủ công nghiệp Trung Kiên (Hoằng Trung) giải quyết việc làm cho trên 300 lao động, HTX thủ công nghiệp Long Anh (Hoằng Trinh) trên 200 lao động, HTX thủ công nghiệp Quý Ngọc (Hoằng Thịnh) trên 100 lao động và các HTX thủ công nghiệp khác như Hoàng Trung (Hoằng Phụ), Hợp Tiến (Hoằng Trường), Trường Sơn (Hoằng Hợp)…
Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch các cụm công nghiệp được quan tâm đã triển khai quy hoạch đô thị nghĩa trang, công bố quy hoạch chung xây dựng vùng ven biển và đô thị Hải Tiến; Quy hoạch các cụm công nghiệp như: cụm như Cụm công nghiêp Hoằng Phụ 10,8ha, cụm công nghiệp phía nam Gòng 25ha, cụm công nghiệp Thái Thắng 30ha, cụm Công nghiệp phí bắc Hoằng Hóa 50ha và các cụm nghề, làng nghề ở các xã Hoằng Thịnh, Hoằng Hà, Hoằng lương, Hoằng Đạt, Hoằng Trinh….
* Về dịch vụ thương mại.
Là địa huyện có tiềm năng phát triển dịch vụ thương mại. Để phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế – xã hội nói chung, phát triển thương mại, huyện lựa chọn lĩnh vực này là 1 trong 4 chương trình trọng tâm trong phát triển KTXH của cả nhiệm kỳ qua để tập trung lãnh đạo chỉ đạo.
Hiện nay, trên địa bàn huyện các hoạt động về dịch vụ, thương mại phát huy hiệu quả và đa dạng các loại hình kinh doanh dịch vụ như: Dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải. Hoạt động Du lịch phát triển rất nhanh cả về tốc độ đầu tư, loại hình dịch vụ.
- Quan điểm của lãnh đạo huyện trong việc, nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh, gọn, xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, minh bạch, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư; cụ thể hóa các chính sách nhằm tạo thuận lợi trong tiếp cận đất đai; nâng cao tính minh bạch trong cung cấp và tiếp cận thông tin; thực hiện tốt công tác phòng và chống tham nhũng, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thật sự trong sạch, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác; tăng cường đối thoại với doanh nghiệp; chú trọng công tác đào tạo lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động đầu tư, kinh doanh giữa các doanh nghiệp; tăng cường công tác phổ biến, thông tin tuyên truyền; tập chung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, làng nghề, các trung tâm thương mại, dịch vụ.
- Định hướng và giải pháp phát triển KT bền vững, chủ động hội nhập giai đoạn 2015-2020.
3.1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế trên cơ sở xây dựng quy hoạch theo từng vùng, cụm kinh tế – xã hội phù hợp với lợi thế của từng vùng.
Coi trọng công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, thuê tổ chức tư vấn có uy tín, kinh nghiệm xây dựng một số đồ án quy hoạch mà địa phương chưa có khả năng thực hiện. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch vùng, ngành, cụm công nghiệp. Triển khai thực hiện cụm công nghiệp Hoằng Phụ đã được tỉnh phê duyệt, hoàn thành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp ven đường tránh quốc lộ 1A mới (Tiểu dự án 2). Hoàn thành quy hoạch các cụm nghề TTCN và dịch vụ thương mại gắn với xây dựng nông thôn mới; quy hoạch đô thị Hải Tiến, Nghĩa Trang và cụm CN – TTCN phía Bắc huyện.
Tăng cường quản lý quy hoạch, nâng cao trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện quy hoạch. Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa; chú trọng đúng mức sự phát triển của một số ngành, lĩnh vực có lợi thế, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
3.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường; tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU của Tỉnh ủy và Nghị quyết số 09-NQ/HU của Huyện ủy về thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu một số sản phẩm hàng hóa trên địa bàn. Xác định phát triển công nghiệp là khâu trọng tâm, đột phá để đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp dệt may, chế biến nông sản hàng hóa. Thực hiện tốt việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp được hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện. Xây dựng một số cụm công nghiệp, làng nghề để tạo thêm được nhiều việc làm mới. Phấn đấu đến năm 2020 giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng đạt trên 7.800 tỷ đồng.
Tập trung phát triển các cơ sở sản xuất giầy da – may mặc, cơ khí ở các cụm công nghiệp đã quy hoạch. Phát triển các cơ sở chế biến nông sản hàng hóa, thức ăn gia súc gắn với các vùng nuôi trồng tập trung ở các địa phương ven biển và các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện. Phát triển dịch vụ sửa chữa tàu thuyền tại các xã ven biển (tập trung chủ yếu ở Hoằng Trường).
Phát triển mạnh các nghề đan, dệt từ nguyên liệu cói, bèo tây ở các xã ven biển; nghề mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, sản xuất hương xuất khẩu ở các xã vùng Đông Nam; nghề thêu, dệt, mây giang xiên, mây tre đan ở các xã ven Quốc lộ 1A. Trong đó nghề mộc chủ yếu ở các xã Hoằng Hà, Hoằng Đạt, Hoằng Lương và thị trấn Bút Sơn, mây tre đan ở xã Hoằng Thịnh.
Tập trung phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi, hạ tầng cụm công nghiệp, làng nghề, hạ tầng đô thị, du lịch và thương mại.
Quan tâm xây dựng nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ cả trước mắt cũng như lâu dài, góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Khuyến khích các doanh nghiệp đào tạo nghề trước khi tuyển dụng lao động. Chủ động trong việc thực hiện chương trình mục tiêu bằng chính sách ưu đãi cho vay vốn, thuế đất đai, nhà xưởng để khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển và thu hút lao động địa phương vào làm việc trong các doanh nghiệp. Tạo việc làm thông qua việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mở rộng ngành nghề truyền thống. Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động trong nông nghiệp sang lao động công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển công nghiệp, trước hết là giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin viễn thông, xử lý chất thải… ưu tiên cho các cụm công nghiệp đã hình thành. Tích cực duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường hiện có. Nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, dịch vụ điện đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư.
3.3. Đẩy mạnh phát triển, mở rộng các loại hình thương mại,
Tiếp tục khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động thương mại, hình thành các khu thương mại tập trung: trung tâm thương mại tại thị trấn Bút Sơn, thị tứ Nghĩa Trang, siêu thị tại Hoằng Lộc, Chợ Vực, Hải Tiến, Hoằng Trường. Xây dựng các chợ, mở rộng thị trường và các ngành nghề kinh doanh, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Phấn đấu, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 17,71%/năm, giá trị xuất khẩu năm 2020 đạt 90 triệu USD.
- CHI TIẾT MỘTSỐ LĨNH VỰC
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Tình hình chung
– Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là 18,68 %.
– Có 43/43 xã, thị trấn có nghề tiểu thủ công nghiệp.
– Có 12 làng nghề truyền thống, nghề truyền thống và làng nghề đạt tiêu chí đã được công nhận.
– Lao động CN – TTCN ước hết 2016 đạt 29.000 lao động (lao động thuộc khu vực làng nghề 19.500 lao động, trong các doanh nghiệp là 9.500 lao động.
– Sản phẩm chủ yếu:
+ Lĩnh vực công nghiệp với trên 20 loại sản phẩm, trong đó sản phẩm chủ yếu có giá trị sản xuất cao hàng năm như: Bóng các loại, dụng cụ thể thao, sản phẩm may đạt 15 triệu USD; lợn sữa đông lạnh khoảng 8 triệu USD cho xuất khẩu, gỗ chế biến khoảng 120 tỷ; các sản phẩm khác như: vật liệu xây dựng, phân bón, bao bì caton, gạch tuynel, tấm lợp ploximăng, cột điện ly tâm…
+ Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp: sản phẩm từ nghề mộc (khoảng 160 tỷ đồng/năm), các loại đèn lồng, chao đèn và mây tre đan cho xuất khẩu (trên 100 tỷ đồng/năm).
- Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu
Từ xưa, ngoài nghề trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, Hoằng Hóa còn có khoảng 20 nghề là: dệt, mộc, đan lát, gốm, đục đá, nấu rượu, bún bánh, đậu phụ, chế biến hải sản và nước mắm, làm muối, đúc lưỡi cày, làm hương và hàng mã, cắt tóc, ép dầu, giường và chõng tre, bện chổi đót, gốm, ép dầu, nhuộm v.v… Một số nghề đã phát triển tập trung hình thành trên 20 làng nghề như: dệt lụa và dệt vải 7 làng, kéo sợi 1 làng, mộc 4 làng, mây tre đan 2 làng, gốm 1 làng, đục đá 1 làng, nấu rượu 1 làng, bún bánh 2 làng, đậu phụ 1 làng, nước mắm 1 làng, làm muối 1 làng. Trong quá trình phát triển, một số làng nghề không còn tồn tại như nghề đục đá, nghề muối, nghề dệt, kéo sợi, nhuộm, một số làng nghề khác quy mô sản xuất thu hẹp.
Để khôi phục, du nhập và phát triển ngành nghề, làng nghề, Cấp ủy, chính quyền huyện đã ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch và cơ chế chính sách khuyến khích để thực hiện nên lĩnh vực ngành nghề, làng nghề đã du nhập và phát triển thêm một số nghề mới như: thêu, đan móc hộp xuất khẩu, my mắt giả, sản phẩm từ cây cói, cây bèo tây, bẹ ngô, xơ dừa, mây giang xiên; khâu bóng, tăm hương, hương xuất khẩu, chao đèn và đèn lồng xuất khẩu… Đến tháng 9/2016) còn tồn tại và phát triển một số nghề như sau: nghề mộc, mây tre đan, bện chổi đót, gốm, thêu, làm hương, chế biến hải sản; lao động các nghề thủ công nghiệp thu hút khoảng ½ lực lượng lao động ngành nghề nông thôn (xấp xỉ 10.000 lao động).
Nghề truyền thống: Các nghề truyền thống đang được duy trì và phát triển tốt là mây tre đan, mộc, chế biến hải sản; một số nghề có quy mô nhỏ là thêu, bện chổi đót, gốm, nấu rượu, bún bánh, đậu phụ; thực trạng một số nghề tiêu biểu như sau:
Nghề mây tre đan, là nghề truyền thống của xã Hoằng Thịnh và Hoằng Thái với 12 làng nghề, trong đó: Hoằng Thịnh 9 làng, Hoằng Thái 2 làng, Hoằng Châu 01 làng (trong đó có 4 làng của Hoằng Thịnh đã được công nhận làng nghề truyền thống và làng nghề đan lát Hoàng Chung xã Hoằng Châu được công nhận làng nghề). Đến nay, có 9 xã đang tổ chức hoạt động nghề, lao động bình quân qua các năm khoảng thu hút 2.500 lao động (có thời điểm đã phát triển ở 13 xã với 4.500 lao động), sản xuất ra hàng triệu bộ sản phẩm/năm.
Nghề mây tre đan với các sản phẩm truyền thống là rổ, rá các loại cho xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, bán cho các doanh nghiệp tỉnh ngoài xuất khẩu và nội địa. Từ năm 2006 đã có sản phẩm mới là sản phẩm thủ công mỹ nghệ chao đèn và đèn lồng xuất khẩu do công ty TNHH Quốc Đại (Hoằng Thịnh) đào tạo nghề và bao tiêu sản phẩm. Đây là sản phẩm tiêu tốn ít nguyên liệu, cơ cấu giá trị lao động chiếm trên 80 % giá thành sản phẩm, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 600 lao động của 9 xã (có thời điểm trên 1000 lao động của 10 xã).
Làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh
Nghề mộc từ xưa là nghề truyền thống của các xã Hoằng Hà, Hoằng Đạt, Hoằng Lương nay đã phát triển ở tất cả các xã, thị trấn, thu hút khoảng 2.000 lao động, riêng 3 xã có nghề truyền thống khoảng 700 lao động. Có 5 làng nghề mộc, trong đó: 2 làng Đạt tài và Hà Thái xã Hoằng Hà), 2 làng Hạ Vũ 1 và Hạ Vũ 2 xã Hoằng Đạt và làng Đại An xã Hoằng Lương (làng Đại An đã được công nhận làng nghề truyền thống, làng Đạt Tài được công nhận nghề truyền thống).
Trong sản xuất đã có nhiều doanh nghiệp và HTX tổ chức sản xuất, các công cụ máy móc được chú ý đầu tư tương đối nhanh trong những năm gần đây như các lọai máy cưa, vanh, lọng, bào, đục công nghệ cao, mặt hàng chủ yếu là sản phẩm gia dụng và công sở, xu hướng mộc cao cấp, mỹ nghệ phát triển khá nhanh và khẳng định được vị trí trên thị trường trong tỉnh. Nghề mộc phát triển đã kích thích ra đời một số doanh nghiệp chế biến gỗ cung cấp cho các làng nghề và nhu cầu xây dựng.
Làng nghề mộc Hoằng Đạt
Nghề chế biến hải sản như nước mắm, mắm chượp, hải sản khô, đông lạnh, ướp đá, có ở các xã Hoằng Phụ, Hoằng Trường, Hoằng Thanh, thu hút khoảng 2.500 lao động khi thời vụ, có 1 làng nghề chế biến Hải sản là làng Bắc Sơn xã Hoằng Phụ đã được công nhận làng nghề truyền thống).
Sản phẩm chế biến hàng năm nước mắm từ 2,3 đến 2,6 triệu lít, mắm chượp 2,0 đến 2,3 ngàn tấn, cá ướp đá 2,0 đến 2,5 tấn, hải sản khô các loại 300 đến 350 tấn; sản phẩm nước mắm Khúc Phụ có tiếng từ xưa của Hoằng Phụ đang được xây dựng nhãn hiệu tập thể để phát triển thương hiệu.
Làng nghề chế biến nước mắm Hoằng Phụ
Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận:
Tổng số 12 làng
- Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, HTX CN – TCN
Đến tháng 9 năm 2016, trên địa bàn có 380 doanh nghiệp vốn đăng ký kinh doanh bình quân 6,0 tỷ đồng/doanh nghiệp), nộp thuế nhà nước bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 15,7 tỷ đồng, 9 tháng năm 2016 đạt 21,9 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đạt doanh thu cao như Công ty Delta, Chi nhánh ôtô Trường Hải, Công ty Hoa Mai, Công ty xây dựng Tuấn Linh v.v..
Hoạt động thuộc lĩnh vực công nghiệp, ngành nghề thủ công nghiệp có 48 doanh nghiệp và 24 hợp tác xã TCN, 12 HTX địch vụ điên năng, 5 HTX dịch vụ Nông nghiệp và điện năng, 2 doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần quản lý và kinh doanh điện Thanh Hóa và Điện lực Hoằng Hóa.
Lĩnh vực công nghiệp chủ yếu do các doanh nghiệp hoạt động, với trên 20 loại sản phẩm, trong đó sản phẩm chủ yếu có giá trị sản xuất cao hàng năm như: Bóng các loại, dụng cụ thể thao, sản phẩm may đạt 15 triệu USD và lợn sữa đông lạnh đạt 10 triệu USD cho xuất khẩu; các sản phẩm khác như: gỗ chế biến, vật liệu xây dựng, phân bón, bao bì caton, gạch tuynel, tấm lợp ploximăng, cột điện ly tâm, các doanh nghiệp hoạt động tốt, thu hút nhiều lao động như: Công ty Delta doanh thu 300 tỷ đồng thu hút 2.400 lao động, Công ty Hoa Mai 190 tỷ đồng, thu hút 80 lao động tại công ty và khoảng 200 lao động cung ứng nguyên liệu và các công ty, chi nhánh công ty khác như: công ty Hoa Ngân, công ty Thành Đạt, nhà máy phân bón Tiến Nông, nhà máy gạch tuynel v.v..
Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp chủ yếu do các Hợp tác xã thủ công nghiệp và một số doanh nghiệp hoạt động. Sản phẩm chủ yếu sản xuất từ các nghề và làng nghề truyền thống như: sản phẩm từ nghề mộc (khoảng 160 tỷ đồng/năm), các loại đèn lồng, chao đèn và mây tre đan cho xuất khẩu (gần 100 tỷ đồng/năm), các sản phẩm thủy, hải sản chế biến như nước mắm (2,5 triệu lít/năm) mắm chượp (trên 2000 tấn/năm) cá (2.500 tấn/năm), hải sản khô và mực khô (350 tấn/năm) v.v.. Các doanh nghiệp, HTX tổ chức hoạt động tốt như Công ty Quốc Đại, HTX TCN Trung Kiên (Hoằng Trung), HTX TCN Long Anh (Hoằng Trinh) , HTX TCN Quý Ngọc (Hoằng Thịnh) v.v..
( Trích nguồn từ http://hoanghoa.gov.vn )