Nghề mộc truyền thống Đạt Tài, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa có đã từ rất lâu đời, cho đến ngày hôm nay, người dân Đạt Tài, xã Hoằng Hà vẫn gắn bó với nghề, cho dù đi đến nơi đâu chỉ nhắc đến nghề mộc truyền thống thì ai ai cũng biết tới làng Mộc truyền thống Đạt Tài…
Nghề mộc truyền thống Đạt Tài, xã Hoằng Hà, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hóa có đã từ rất lâu đời, cho đến ngày hôm nay, người dân Đạt Tài, xã Hoằng Hà vẫn gắn bó với nghề, cho dù đi đến nơi đâu chỉ nhắc đến nghề mộc truyền thống thì ai ai cũng biết tới làng Mộc truyền thống Đạt Tài… (Ảnh: Các thợ đang đục chạm sản phẩm – Làng Đạt Tài) (Ảnh: Đường nét đục chạm tại các chùa miếu – Thợ Làng Đạt Tài) Làng Đạt Tài thuộc xã Hà Thái, Tổng Bút Sơn (cũ), theo lời kể của các cụ Cao niên, Hoằng Hà thì người truyền nghề cho các vùng này quê gốc ở Ý Yên, Trấn Nam Sơn (cũ), nay là Hà Nam, ông vốn là thợ cả của một tổ thợ mộc vào đây làm nhà, lấy vợ người Đạt Tài, truyền nghề mộc cho dân Đạt Tài. Trên đôi câu đối ở đền Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) vẫn còn ghi lại dấu tích của nghề mộc Đạt Tài với câu đối như sau: Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục Thánh phù công dụng Đạt Tài danh (Tạm dịch: Trời phú thông minh cho Hoằng Hóa tiến phát Thánh phù công dụng Đạt Tài lừng Danh) Ngôi đền này được xây dựng năm 1711, điều đó cho thấy nghề mộc Đạt Tài và Hạ Vũ có lịch sử tồn tại và phát triển đến nay đã hơn 300 năm.. Trong những năm qua nghề mộc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân làng Đạt Tài nói riêng và xã Hoằng Hà nói chung, luôn là nghề mũi nhọn và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nếu như năm 2005 cả làng chỉ có khoảng 200 lao động làm nghề thì đến năm 2014 số lượng đã tăng hơn gấp đôi (trên 450 lao động), 200 hộ mở xưởng tại làng trong đó có những hộ đã đầu tư vốn lớn để mua máy đục điêu khắc mỹ thuật công nghệ cao với giá 400 500 triệu đồng như hộ Anh Đặng Thế Hoạt, Lê Sỹ Toán, Lê Văn Trường, ngoài ra một số con em làng nghề mộc Đạt Tài còn đem nghề mộc lập công ty, mở xưởng ở nhiều các tỉnh thành trong cả nước với quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng mộc xuất khẩu và đáp ứng tiêu dùng trong cả nước như Ông Lê Văn Bôn, Ông Nguyễn Trọng Cường với hàng chục công nhân, thu nhập từ nghề đều đạt khá và tăng qua các năm, thời điểm hiện tại thu nhập đã đạt bình quân 7-9 triệu đồng/LĐ/tháng Đến làng Đạt Tài ngày nay chúng ta có thể thỏa thê chiêm ngưỡng sản phẩm được bày bán 2 bên đường, bên cạnh những sản phẩm cổ truyền như phù điêu, đại tự, hoành phi, câu đối, tranh tứ quý .. còn có những sản phẩm kết hợp với tính cổ truyền và hiện đại như salon tàu, bàn ghế âu á .v.v…. (Ảnh: Sản phẩm – Làng Đạt Tài) (Ảnh: Sản phẩm – Làng Đạt Tài) (Ảnh: Sản phẩm – Làng Đạt Tài) Mặc dù còn nhiều khó khăn do đặc thù sản xuất, người dân còn chưa bỏ được thói quen mạnh ai nấy làm, rồi tác động của cơ chế thị trường .. song chính quyền và người dân làng nghề đã có nhiều nỗ lực để thích ứng. Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống xã đã quy hoạch giành riêng cho khu làng nghề và đang hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh xét công nhận làng nghề truyền thống để làng có một thương hiệu chính thống, mặt khác trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân đang tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không ngừng cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và nghề mộc nói riêng./. ( Nguồn trích từ http://hoangha.hoanghoa.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/tin-tuc-su-kien/nghe-moc-truyen-thong-lang-dat-tai-xa-hoang-ha-huyen-hoang-hoa-tinh-thanh-hoa.html ) |